Những ai đã từng hướng dẫn nghiên cứu sinh ở
các trường đại học phương Tây nếu đọc qua qui trình bảo vệ luận án tiến sĩ ở VN
chắc phải kinh ngạc (1). Kinh ngạc vì thủ tục hành chính quá ư phức tạp, chứ
không phải vì nội dung khoa học. Nhĩn kĩ những thủ tục hành chính được đặt ra
hình như không phải để nâng cao chất lượng nghiên cứu, mà là xuất phát từ sự
thiếu tin tưởng vào nghiên cứu sinh và người hướng dẫn. Mất hay thiếu niềm tin tưởng trong học thuật
và khoa học là một thảm hoạ.
Sunday, August 31, 2014
Đính chính một thông tin
Trên trang blog xuandienhannom có một thông
tin làm tôi rất ngạc nhiên về vụ Trường ĐH Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng
Hưng. Trong phần dẫn nhập bài viết của Phạm Quang Tuấn, chủ blog Tễu viết rằng
“Ông Nguyễn Văn Tuấn […] là người của Đại
học Tôn Đức Thắng, Tp HCM, và đứng đằng sau ông Lê Vinh Danh”. Thông tin
này rất sai.
Friday, August 29, 2014
Trò chuyện về đánh giá nhà khoa học và sở hữu trí tuệ
Xin giới thiệu một bài “trò chuyện”
cùng phóng viên báo Lao Động. Phóng
viên gửi đến nhiều câu hỏi, nhưng khi đăng thì báo chắt lọc còn có vài câu (xem
bài “Đẳng
cấp nhà khoa học không phải là sản phẩm của PR”). Thật ra, bài phỏng vấn
chẳng có dính dáng gì đến vụ kiện gây ồn ào gần đây do Trường ĐH Tôn Đức Thắng
khởi xướng, nhưng báo Lao Động lại để
bài phỏng vấn trong mục vụ kiện đó! Sẵn
đây, tôi cũng minh định một “conflict of interest” rằng tôi là người thành lập Nhóm
nghiên cứu cơ xương tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng [không lương], nhưng tôi và
nhóm nghiên cứu không có liên quan gì đến vụ kiện.
Thursday, August 28, 2014
Bàn về “Bài tập tiếng Anh” #2
Cám ơn các bạn đã tham gia vào giải
bài tập #2. Bài tập này có 2 câu tôi trích ra từ một bài nói chuyện: (1) “An university
lecturer must be an active scientist, the transmitter-of-the-fire, and an
intellectual.” (2) “But being a
scientist, doing research in Viet Nam is yet a big challenge, isn’t it?” Câu
hỏi đặt ra là “viết lại sao cho đúng hơn
và chỉnh chu hơn”. Nhưng một số bạn có vẻ đi ra ngoài phạm vi câu hỏi và có
chút “fatansy” rất phong phú và hay. Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta nên bám sát
câu hỏi thì tốt hơn.
Wednesday, August 27, 2014
Giải đáp bài tập tiếng Anh #3
Hôm trước tôi có ra
“đề” câu hỏi về tiếng Anh trong mô tả biểu đồ. Có vài bạn tham gia trả lời,
nhưng tôi chưa có dịp bình luận vì bận viết một chương sách về time series theo
yêu cầu của một bạn. Nay chương sách xong, tôi quay lại trả lời câu hỏi để
chia sẻ cùng các bạn.
Nghiên cứu cơ bản và y khoa
Bài dưới đây (1) nói
rằng bằng tiến sĩ y khoa VN không được thế giới công nhận. Nhận xét đó không
hẳn sai, nhưng cũng nên nói thêm rằng bằng bác sĩ của VN cũng chẳng được ai
công nhận. Hai chữ “công nhận” ở đây còn tuỳ vào bối cảnh và ý nghĩa. Nếu ứng
viên tốt nghiệp tiến sĩ ở VN mà có bài báo khoa học công bố trên những tập san
quốc tế có impact factor tốt thì ứng
viên vẫn có thể xin việc bất cứ nơi nào trên thế giới. Còn nếu tiến sĩ VN
không có công bố gì thì đúng là chẳng ai dám nhận vì không biết trình độ ra sao.
Nhưng bác sĩ thì khác, hai chữ “công nhận” gắt gao hơn tiến sĩ. Bác sĩ có bằng
cấp từ VN không được hành nghề khám chữa bệnh ở các nước phương Tây nếu chưa
qua một kì thi và những năm thực tập lâm sàng.
Mười nguyên lí để xây dựng thành công một viện nghiên cứu
Việt Nam đang xây dựng một viện
nghiên cứu có tên là V-KIST. Việc xây dựng viện được tài trợ của World Bank và
Hàn Quốc. Nhìn cái tên, chúng ta biết rằng viện sẽ mô hình theo Viện KIST của
Hàn Quốc. Nhưng khả năng V-KIST thành công là bao nhiêu thì không ai đoán được.
Bài dịch dưới đây viết về 10 nguyên lí để xây dựng thành công một viện nghiên cứu
(“Principles for Successful Research: Ten Commandments"). Tác giả là Assar
Lindbeck, Cựu giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc tế (Thuỵ Điển). Với kinh
nghiệm làm việc trên 20 năm tại Viện Garvan, đọc bài dịch dưới đây tôi thấy
hoàn toàn đồng ý với Lindbeck. Nhưng vì giọng văn dịch nên đọc lên có khi rất
khó hiểu, nên trong bài tôi sẽ diễn giải lại những ý của tác giả, nhưng dữ liệu
là của tôi và một số ý cũng là của tôi.
Labels:
khoa học,
nguyên lí thành công,
Viện nghiên cứu
Tuesday, August 26, 2014
Khoa học & giáo dục: có nên chạy theo “sao”?
Quan sát nền giáo dục VN hiện
nay, tôi thấy có một vấn đề, đó là tình trạng chuộng chạy theo "sao".
Giáo dục trung học thì chạy theo huy chương Olympic quốc tế. Giáo dục đại học
thì mơ có tên trong các bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới. Khoa học thì
mơ đến giải Nobel.
Monday, August 25, 2014
Giáo sư đem lại danh tiếng cho trường đại học?
Có người cho rằng
không có giáo X kia thì ai biết đến đại học Y. Nói cách khác, họ cho rằng sự
danh tiếng [nếu có] của đại học Y là nhờ vào danh tiếng [nếu có] của giáo sư X.
Tất nhiên, chúng ta chỉ nói đại học ở VN (vì đại học nổi tiếng ở nước ngoài thì
là một câu chuyện khác). Tôi nghĩ quan điểm “nhờ X thì Y mới nổi tiếng” là một
sai lầm, nếu không muốn nói là ảo tưởng.
Phần lớn tiến sĩ ở nước ngoài làm trong đại học?
Nhiều
người ở VN nghĩ rằng phần lớn tiến sĩ ở các nước phương Tây làm trong đại học.
Ông Phạm Vũ Luận cũng nghĩ thế khi ông nói “Ở Mỹ, tiến sĩ chỉ làm việc trong
các viện nghiên cứu, trường học. Còn ở Việt Nam, đang có xu hướng phổ cập tiến
sĩ, thạc sĩ” (1). Nhưng tôi nghĩ thực tế không phải vậy.
Xuất bản khoa học: một mạo hiểm cần sự cẩn thận
Nhiều đại học ở Á châu lập tạp
chí khoa học để quảng báo nghiên cứu của trường và qua đó nâng cao uy danh của
trường trên thế giới. Ở Việt Nam một số trường đại học cũng có ý định lập tạp
chí khoa học quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau ý tưởng là những khó khăn trong việc
điều hành và duy trì sự sống còn của tạp chí mà có khi ít ai nghĩ đến.
Labels:
công bố quốc tế,
tạp chí khoa học,
xuất bản khoa học
Monday, August 18, 2014
Cập nhật 2014: NHỮNG CON ĐẬP DÒNG CHÍNH SÔNG MEKONG
Xin giới thiệu bài viết của
Nhà văn Ngô Thế Vinh, một người quan tâm đến những con đập ở thượng nguồn sông Cửu
Long. Đây là bài viết cập nhật 2014. Những con đập đang hay sắp hoàn tất là những
đe doạ đến môi sinh và cuộc sống của hàng chục triệu đồng bào ở vùng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, cho đến nay, Nhà nước VN chưa tỏ dấu hiệu quan tâm!
Saturday, August 16, 2014
Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: những chuyện không giống ai
Nếu đọc qui chế đào tạo tiến sĩ
thì người đọc có thể thấy qui trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam cũng tương đối
chuẩn mực. Nhưng trong thực tế, đây đó xảy ra những chuyện có thể nói là …
không giống ai. Ở đây, tôi chỉ nêu vài vấn đề nổi cộm và hi vọng rằng sẽ được
khắc phục trong tương lai gần. (Bài đã đăng trên báo Dân
Trí.)
Thursday, August 14, 2014
Ai sở hữu tạp chí khoa học?
Xin giới thiệu một bài phỏng vấn cũng đã hơn
1 tuần, nhưng vì lí do tế nhị gì đó nên báo không đăng. Vậy thì tôi xin đăng
trên trang blog cá nhân để chia sẻ cùng các bạn về chủ đề xuất bản khoa học, mà
đặc biệt là quyền sở hữu tạp chí khoa học, một vấn đề thời sự hiện nay.
Labels:
ấn phí,
chủ quản tạp chí khoa học,
tạp chí khoa học
Chuyện tiếng Anh trên bằng cử nhân và tôn trọng con người
Chuyện sai sót về tiếng Anh
trên bằng cấp đại học ở VN hình như cứ vài năm đến hẹn lại lên. Trước đây là
sai sót về ngữ vựng, cách dùng từ, thuật ngữ, nay có người phát hiện sai sót
đánh vần! Thay vì viết July (tháng 7), ai đó viết là Yuly (không có trong tiếng
Anh). Một quan chức của Đại học Huế cho rằng đó chỉ là sai sót nhỏ thôi (1).
Tôi cũng đồng ý là sai sót nhỏ, nhưng trên bằng cấp đại học thì nó không nhỏ
chút nào. Nhưng ngoài sai sót đó, tôi còn thấy vài chỗ không ổn trong cái bằng.
Monday, August 11, 2014
Xuất bản khoa học: cơ quan chủ quản, nhà xuất bản và ban biên tập
Xin
giới thiệu bài phỏng vấn tôi do phóng viên Công Quang của báo Dân Trí thực hiện. Bài này không có liên
quan gì đến vụ kiện của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đang được dư luận chú ý,
nhưng Dân Trí lại lồng vào cái vụ kiện
đó! Bài phỏng vấn xoay quanh vấn đề xuất bản khoa học, cơ quan chủ quản và mối liên
quan với nhà xuất bản, vai trò của ban biên tập và tổng biên tập, v.v. (Bản
rút ngắn đã đăng trên Dân Trí (1). Đây là
bản gốc và đầy đủ.)
Xuất bản khoa học: Mô hình nào cho VN?
Với tựa đề đó là tôi
muốn nói đến scientific publication, chuyện đang khá là thời sự ở VN hiện nay.
Xuất bản khoa học, theo tôi thấy, là một thương vụ tuyệt vời đối với nhà xuất
bản. Đầu tiên, nhà khoa học tốn tiền và thời gian để làm nghiên cứu, khi có kết
quả, viết thành bản thảo và gửi cho tập san để họ đăng. Tập san có ban biên
tập. Ban biên tập lo phần khoa học của bản thảo, phụ trách bình duyệt bài báo,
và quyết định công bố hay không. Đến khi bài báo được chấp nhận cho công bố,
nhà xuất bản gửi hoá đơn đến tác giả đòi tiền! Trong cái qui trình đó, chúng ta
thấy nhà xuất bản chẳng làm gì cả: họ chẳng dính dáng đến việc nộp bài báo vì
tác giả lo hết; họ chẳng chỉnh sửa bài báo vì đã có tác giả làm; họ chẳng cần
in vì hiện nay đều online. Họ chẳng cần trả lương cho ban biên tập (vì ban biên
tập làm việc hoàn toàn không lương). Họ chỉ có hệ thống máy tính và mạng, và …
thương hiệu. Mỗi bài nhà xuất bản lấy có thể 1500 – 2000 USD – gọi là
“processing fee”. Họ làm tiền rất đẹp! Tôi không nghĩ ra doanh nghiệp nào mà
“ngồi mát ăn bát vàng” như các nhà xuất bản khoa học.
Viết văn như là trị liệu
Mấy tuần ở nhà nằm
dưỡng bệnh, tôi nghiệm ra một điều rất cá nhân: viết văn có khả năng trị bệnh!
Tuần đầu, tôi rất bực bội, rất tức giận với cái chẩn đoán, nghĩ là đám bác sĩ
hay chuyên gia xét nghiệm làm sai, và cảm thấy khó chấp nhận sự mất độc lập của
mình. Đến nổi y tá mà cũng có quyền lệnh cho mình! Lúc đó tôi không làm gì cả,
một đống sách chọn ra để trên bàn, mà cuối cùng cũng chẳng màn đọc cuốn nào.
Máy tính chẳng thèm mở ra. Sụt cân, và chắc cũng tiều tuỵ lắm. Đến tuần thứ hai
là giai đoạn chấp nhận cái diagnosis, tức là chấp nhận thực tại, tôi thấy phải
làm cái gì đó trong khả năng của mình. Đó chính là viết. Viết đủ thứ, viết nhật
kí về chi tiết điều trị, viết về kết quả xét nghiệm theo diễn giải của tôi,
viết lại cảm xúc của mình về những thay đổi sinh học trong người, và viết …
sách giáo khoa. Viết xuống những cảm xúc vui buồn và sinh học đó tôi thấy mình
như giải toả độc chất trong người. Từ lúc nổi nóng ban đầu tôi lại thấy mình
yêu đời hơn, dù chỉ quay quẩn trong nhà. Tôi nghiệm ra là viết văn có thể xem
như là một trị liệu mà ít ai chú ý.
Không thể lắp “cỗ máy” đại học nước ngoài vào VN
Tôi nghĩ những đề nghị
cải cách giáo dục theo hướng các nước “tiên tiến” sẽ không bao giờ thành công ở
VN. Xin nói rõ “tiên tiến” ở đây là các nước Âu Mĩ hay các nước theo thể chế và
hệ thống Âu Mĩ, nói thẳng ra là các nước theo tư bản chủ nghĩa (TBCN). Vì thể
chế VN căn bản vẫn là XHCN, nên không thể nào lắp đặt bộ máy của TBCN vào XHCN
được. Chính sự khác biệt căn bản này có thể giải thích cho rất nhiều bất cập
hiện nay ở VN.
Subscribe to:
Posts (Atom)