Xin giới thiệu một bài viết về Thanh Tâm
Tuyền của anh bạn tôi, BS Ngô Thế Vinh. Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ nổi tiếng
ở miền Nam thời trước 1975. Ông là một trong những thành viên của nhóm văn
chương Sáng Tạo. Ông có thời đi lính và mang lon đại uý. Sau 1975, ông bị đi tù
"cải tạo" vài năm, rồi sang Mĩ định cư năm 1990, và qua đời năm 2006 ở
tuổi 70. Sau 1975, thơ văn của ông dĩ nhiên bị cấm phát hành, nhưng mãi đến khoảng
năm 2006 hay 2007 gì đó thì người trong nước mới nghe đến tên ông vì dạo đó xảy
ra vụ một nhà thơ ngoài Bắc "đạo thơ" của ông.
Tuesday, March 31, 2015
Sunday, March 29, 2015
Gian dối trong giới khoa học Tàu
Hôm
thứ Sáu vừa qua, nhà xuất bản BMC (Biomedcentral) thông báo cho các thành viên
ban biên tập rằng BMC quyết định rút xuống 43 bài báo khoa học, đại đa số là từ
… Tàu. Sự việc lên báo WP (1)! Lí do rút xuống là vì sau khi kiểm tra, họ phát
hiện có dấu hiện lạm dụng qui trình bình duyệt (peer review). Cái
"chiêu" mà các tác giả Tàu sử dụng là đề cử những chuyên gia
"ma" để bình duyệt bài báo, mà những chuyên gia ma này có vẻ xuất
phát từ các công ti chuyên viết mướn. BMC cho biết họ đã đóng cửa phần đề cử
chuyên gia bình duyệt khi nộp bài báo.
Saturday, March 28, 2015
Gặp gỡ cuối tuần: Truy tìm gen loãng xương thất lạc
Xin
hân hạnh giới thiệu một cuộc trò chuyện với phóng viên báo Lao Động về phát
hiện gen liên quan đến loãng xương hồi tuần qua. Có một thông tin tôi muốn nhấn
mạnh là các cơ quan tài trợ cho nghiên cứu khoa học nên nghĩ xa và lớn hơn,
chọn những dự án có ý nghĩa khoa học nhưng phải khả thi để đầu tư, chứ không
nên chi tiền cho những dự án tủn mủn rồi cũng sẽ chẳng dẫn đến đâu.
Hiện
nay, có nhiều người (nhất là cánh nhà báo) nhao nhao đòi những ai nhận tài trợ
của Nhà nước và cả cơ quan tài phải công bố kết quả nghiên cứu. Tôi nghĩ đòi
hỏi này hoàn toàn chính đáng. Nhưng đối với người có tự trọng và làm khoa học
nghiêm chỉnh thì đòi hỏi công bố là thừa, bởi vì họ biết rất rõ đó là nghĩa vụ
của họ.
Friday, March 27, 2015
Khoe nghiên cứu mới: 60% người Việt bị thoái hoá cột sống
Thỉnh thoảng có dịp
"khoe" nghiên cứu mới cùng các bạn đồng nghiệp xa gần. Đây là một
nghiên cứu liên quan đến một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và mới được công bố
trên tập san Calcifield Tissue International
(CTI). Trong nghiên cứu này, chúng tôi phải làm rất công
phu, phải đo 3 chiều từng đốt sống một, của 20 đốt sống, trên 600 người. Nghe
là đã phát ngán, nhưng phải làm từ từ, và chính vì thế là tốn nhiều thì giờ. Kết
quả cho thấy có đến 60% người bị thoái hoá cột sống mà họ không biết. Suy đoán
cho cả nước thì có 16 triệu người, một con số rất lớn! Một lần nữa, đây là
nghiên cứu đầu tiên mà chúng tôi làm ở Việt Nam và cho người Việt Nam. Rất vui
vì đã đóng góp một phần cho y học bên nhà về một mảng nghiên cứu mà không ai
làm, hay có làm mà chưa được công bố trước đây.
Thursday, March 26, 2015
Bầu cử kiểu … Úc
Tôi
thích xem các tờ rơi và quảng cáo trong các cuộc bầu cử ở Úc. Mỗi lần bầu cử là
mỗi lần các đảng vận động tranh cử với những sáng tác rất hay. Tôi phải nói là “sáng
tác”, bởi vì đó là những sản phẩm văn hoá đòi hỏi suy nghĩ của người tạo ra chúng.
Họ dùng những sáng tác đó để tấn công đối thủ chính trị, và để thuyết phục cử
tri rằng đảng của họ là xứng đáng cầm quyền. Nhưng mỗi quảng cáo chỉ có vài giây,
và cái thách thức là làm sao nói cho được nội dung và thuyết phục cử tri trong
vài giây đó.
Wednesday, March 25, 2015
Lý Quang Diệu và Phạm Văn Đồng
Thế
là ông Lý Quang Diệu đã về cõi vĩnh hằng ở tuổi 91. Đã có rất nhiều bài báo viết
về cuộc đời và sự nghiệp to lớn của ông, những gì chúng ta viết có nguy cơ cao
bị rơi vào sự thừa thải. Nhưng viết về ông dựa trên cái nhìn của VN thì chắc không
thừa. Ông Lý Quang Diệu làm thủ tướng Singapore khoảng 31 năm. Ông Phạm Văn Đồng
cũng làm thủ tướng [một phần và sau này toàn phần VN] được 32 năm. Nhưng hai người
để lại những di sản rất khác nhau.
Tư tưởng lớn gặp nhau?
Ông
Lý Quang Diệu qua đời là nguồn cảm hứng của biết bao nhiêu so sánh và ngợi ca.
Nhưng có một so sánh làm tôi gãi đầu bứt tai, đó là “phát hiện” rằng ông Lý
Quang Diệu và ông Hồ Chí Minh có cùng tư tưởng về tầm quan trọng của giáo dục (1).
Bài báo này còn nâng hai vị đó, ông Hồ và ông Lý, lên bậc “thiên tài”! Tôi thì
thấy khác: tôi nghĩ hai người có suy nghĩ khác nhau về giáo dục. Cái tầm nhìn về
giáo dục của ông Lý, nói cho công bằng, cao hơn cái tầm nhìn của ông Hồ.
Sunday, March 22, 2015
Gen và loãng xương
Như
tôi có đề cập tuần vừa qua, chúng tôi có một công trình nghiên cứu phát hiện 3
gen loãng xương được công bố trên Bone. Báo SGGP có nhã ý hỏi vài câu nhân dịp
nghiên cứu này được công bố. Dưới đây là trao đổi giữa tôi và nhà báo. Đây là bản
gốc, còn bản ngắn hơn thì đã đăng trên SGGP website (1).
Saturday, March 21, 2015
Hiểu như thế nào con số 226 người chết trong trại tạm giam?
Đó là
thông tin từ Bộ Công an cho biết tính từ năm 2011 đến 2014 có 226 người bị chết
trong các trại tam giam do công an quản lí (1). Điều thú vị là ngay sau đó, họ
nói những cái chết đó là "chủ yếu do tự sát và bệnh lí". Đúng là cách
nói "nhét chữ vào miệng người đọc". Ấy thế mà báo chí VN gần như im lặng
sau thông tin đó. Nghĩ lại, tôi suy đoán rằng có lẽ giới báo chí cũng chẳng biết
bình luận như thế nào về con số đó. Do đó, tôi thử đặt con số đó trong bối cảnh
để hiểu thêm một chút và hi vọng sẽ giúp chính quyền có hành độc thực tế.
Friday, March 20, 2015
Ân nhân người Việt tị nạn: Malcolm Fraser (21/5/1930 – 20/3/2015)
Báo
chí Úc mới loan tin rằng ông Malcolm Fraser, cựu thủ tướng Úc từ 1975 đến 1983,
mới qua đời hôm nay (20/3/2015) tại tư gia (1). Ông Fraser là một trong những
chính khách Úc tôi mến mộ nhất, là một đại ân nhân của rất nhiều (hàng vạn) người
tị nạn Việt Nam trong thập niên 1980. Trong thời gian ông làm thủ tướng, Chính
phủ của ông đã nhận biết bao nhiêu người Việt, trong đó có tôi, từ các trại tị
nạn Đông Nam Á.
Tuesday, March 17, 2015
Đọc dự toán ngân sách 2014: Chi phí cho đảng cao hơn cho 2 đại học quốc gia!
Ở VN người đóng thuế (kể cả tôi) phải
"cõng" đến 3 hệ thống quan quyền: Nhà nước, Quốc hội, và đảng. Câu hỏi
đặt ra là tình hình ngân sách dành cho 3 bộ máy này ra sao. Trên trang nhà của
Bộ Tài chính có công bố "Dự toán chi
ngân sách trung ương của từng bộ, cơ quan trung ương" cho năm 2014
(1,2). Báo cáo này có khá nhiều số liệu rất thú vị và có thể trả lời một phần
cho câu hỏi trên. Ở đây, tôi chỉ đọc vài số liệu quan trọng để trước là làm tư
liệu, sau là chia sẻ thông tin. (Có vài thông tin vì cách dùng chữ mù mờ, nên
tôi để dấu hỏi).
Saturday, March 14, 2015
Phát hiện gen liên quan đến loãng xương ở người Việt
Tôi rất hân hạnh giới thiệu một công trình
nghiên cứu mà chúng tôi rất tâm đắc, vì lần đầu tiên chúng tôi phát hiện 3 gen
có liên quan đến mật độ xương ở người Việt. Đây là một nghiên cứu với chủ
trương "liệu cơm gắp mắm", có nghĩa là chỉ có thể làm đến mức mà ngân
sách [cực kì thấp] cho phép. Nhưng chúng tôi tự hào là với số tiền chỉ đáng tiền
lẻ của những đại gia, và còn thấp hơn cái giá của một cái túi xách tay của họ,
mà chúng tôi làm được một việc có ích cho cộng đồng. Trong tương lai, chúng tôi
sẽ còn "mò kim đáy biển" nữa để tìm gen và qua đó nâng cao sự có mặt
của VN trong thế giới nghiên cứu về gen.
Wednesday, March 11, 2015
Bao nhiêu tai nạn giao thông là do rượu bia?
Ở VN,
tai nạn giao thông là "killer" số 1 hiện nay. Mỗi năm có trên 32000
người bị thương vì tai nạn giao thông, và trong số này có đến 9800 người chết
(số liệu 2013) (1) – một con số kinh khủng. Hôm nọ đọc báo thấy bài " Uống
rượu bia không lái xe sẽ giảm 15% tai nạn " (2) làm tôi tò mò chẳng biết
có bằng chứng nào cho con số đó. Tôi thử tranh thủ vài phút tìm trên Pubmed
(thư viện y khoa toàn cầu) thì chẳng thấy có chứng cứ nào về con số 15% đó cả.
Monday, March 9, 2015
Thông báo khoá học "Phương pháp nghiên cứu khoa học" dành cho khối khoa học xã hội
Xin hân hạnh giới
thiệu cùng các bạn một khoá học 6 ngày về "Phương pháp nghiên cứu khoa học"
dành cho khối khoa học xã hội. Khoá học này là một kết quả từ chương trình
"retreat" của Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào đầu năm nay. Trong chương
trình retreat đó, chúng tôi nhận định rằng KHXH của Trường (và của cả nước) là
ngành có công bố quốc tế thấp nhất và yếu nhất. Rất nhiều thảo luận xảy ra sau
đó, nhưng tựu trung lại là cách chọn đề tài nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Do đó, chúng tôi thiết kế khoá học này để nhằm đáp ứng hai nhu cầu đó của các
nhà KHXH. Khoá học sẽ tập trung vào 6 chủ đề trong 6 ngày (25/5 đến 30/5):
Sunday, March 8, 2015
“6200 người nhập viện vì đánh nhau là bình thường”: một nhận xét bất bình thường
Đó
là nhận định của Bộ Y tế về con số hơn 6200 người bị nhập viện vì ẩu đả nhau
trong 9 ngày nghỉ Tết (1). Chưa nói đến ngôn ngữ chính trị (vốn rất dở), chỉ cần
xem qua dữ liệu tôi thấy đây là một nhận định rất sai. Không thể xem hàng ngàn
trường hợp đánh nhau đến nhập viện là bình thường được. Trong cái note này tôi
sẽ chỉ ra rằng đó là một “hiện tượng” bất bình thường bằng cách dùng chính con
số của của Bộ Y tế.
Saturday, March 7, 2015
Suy nghĩ vụn nhân ngày 8/3
Nói
ra điều này chắc sẽ đụng chạm, nhưng tôi quen nói thật lòng. VN có nhiều ngày kỉ
niệm (nhà giáo, thầy thuốc, phụ nữ, v.v) và những dịp này cả xã hội trở nên ồn
ào, chúc tặng, và ... bán bông. Có khi nào bạn ngồi xuống và tự hỏi những ngày
kỉ niệm này xuất phát từ đâu, lịch sử ra sao, và ý nghĩa là gì. Có lẽ các bạn sẽ
ngạc nhiên khi biết rằng phần lớn những ngày này là di sản từ phong trào quốc tế
cộng sản hay nằm trong chiến dịch tuyên truyền để thần tượng hoá lãnh tụ.
Friday, March 6, 2015
Phiếm: Ba cách để có quyền lực
Hôm nọ,
dự lớp học về "leadership" do Viện mời khách ngoài đến giảng cho các
giáo sư đứng đầu lab nghiên cứu, tôi thấy có một điều đáng nhớ. Ông giảng viên
là một chuyên gia về quản lí nhân sự, đã gần 70 tuổi, nhưng rất nhanh nhẹn và
thông minh. Ông còn tỏ ra có kiến thức rất uyên bác. Tôi chỉ nhớ ông nói rằng
có 3 cách để có quyền lực: thuyết phục, tiền bạc, và bạo lực. Các băng đảng và
nhà nước đều dùng 3 phương tiện này.
Thursday, March 5, 2015
Văn hóa meeting
Mấy
tuần trước trên chuyến bay về VN tôi có dịp đọc một bài viết thú vị về những
"thói hư" trong hội họp. Tác giả cho rằng những thói hư đó phản ảnh một
sự thấp kém về văn hóa meeting. Có lẽ chữ văn hoá ở đây nên hiểu là etiquette,
chứ không hẳn là culture. Tôi thì thấy những thói quen không đẹp mắt gieo một ấn
tượng tiêu cực trong người nước ngoài về con người và văn hóa Việt Nam, nhất là
trong khoa học.
Tạp chí Văn Học (hải ngoại)
Xin
trân trọng giới thiệu thư khố văn học rất quí do tác giả Phùng Nguyễn sưu tập.
Xem qua thì thấy tất cả các số của tạp chí Văn Học (từ thập niên 1980 cho đến
2008) đã được digitized. Quả là một kì công! Địa chỉ là:
Monday, March 2, 2015
Fb/blog của chính khách: gần và xa
Phải công nhận là
fb và blog làm cho chính trị gia và quan chức nói chung gần gũi với dân hơn. Nhưng
đó là tình hình ở phương Tây, chứ ở VN thì chính khách vẫn còn rất xa dân. Chỉ
cần so sánh những bài viết trên fb/blog của chính trị gia ở VN và đồng nghiệp của
họ ở các nước văn minh sẽ thấy điểm đó rất rõ nét.
Subscribe to:
Posts (Atom)