Hôm
nay, tôi thấy có 2 người có bài nói về ngày 30/4: bài diễn văn của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng (1) và bài viết (do kí giả ghi lại) của tướng Lê Đức Anh (2). Sẵn
dịp, tôi so sánh với bài diễn văn của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết 5 năm trước
(cũng vào ngày này, 30/4) (3). Cũng như nhiều người khác, tôi không có thì giờ và
cũng không có hứng đọc mấy bài loại này; thay vào đó, tôi đọc theo kiểu … đếm
chữ. Đôi khi, tần số chữ cũng nói lên đôi chút về suy nghĩ của người nói.
Thursday, April 30, 2015
Wednesday, April 29, 2015
Phân biệt khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng
Có những điều mà VN
mình tốn rất nhiều thì giờ tranh cãi một cách không cần thiết. Một trong những
vấn đề đó là tranh cãi thế nào là khoa học cơ bản và thế nào là khoa học ứng dụng.
Đối với những người làm việc trong các bộ môn khoa học mang tính thử nghiệm thì
sự phân biệt quả thật là không cần thiết, có người còn lí giải rằng một phân biệt
như thế là phản tác dụng và … nguy hiểm.
Tuesday, April 28, 2015
Bôi bác lịch sử?
Mới
sưu tầm được 2 tấm hình về lễ kỉ niệm khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất hay và rất
ý nghĩa. Hình thứ nhất chụp ở Sài Gòn, có lẽ vào thập biên 1960 hay 1970 (đã được
tô màu). Hình thứ hai cũng chụp ở Sài Gòn mới đây trong cuộc tập dược diễu hành
ngày 30/4. Các bạn thử nhìn và so sánh …
Saturday, April 25, 2015
Thông báo số 2 khoá học "Phương pháp nghiên cứu khoa học" dành cho khối khoa học xã hội
Xin nhắc
các bạn là cuối tháng 5 (từ 25/5 đến 30/5) Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ tổ chức
một lớp học về phương pháp nghiên cứukhoa học. Lớp học 6 ngày dành cho các bạn trong ngành khoa học xã hội, kinh
tế, y khoa, v.v. Các bạn nào muốn theo học nên đăng kí sớm, vì kinh nghiệm mấy
lần trước, khi đăng kí trễ làm cho ban tổ chức lúng túng sắp xếp. Lớp học nào
cũng có giới hạn số người tham gia, nên ai đăng kí sớm sẽ được ưu tiên. Các bạn
có thể đăng kí đến ngày 20/5. Sau ngày đó thì ban tổ chức không nhận đăng kí
nữa.
Bốn mươi năm Võ Phiến – Nhà văn lưu đày
Xin trân
trọng giới cùng các bạn một bài viết về Nhà văn Võ Phiến của anh Ngô Thế Vinh.
Trong các nhà văn Việt Nam (chứ không phải chỉ riêng miền Nam) tôi khâm phục Võ
Phiến nhất. Ông là người viết hay và viết nhiều. Văn chương của ông giống như văn
nói, bình dị, không bóng bẩy, đọc lên cứ như là có người "nẫu" thủ thỉ
với mình. Nhưng đọc Võ Phiến thì phải đọc lần thứ hai mới thấm, mới thấy những
câu chữ bình dị đó hàm chứa cái tinh tế, uyên bác, và sâu sắc đằng sau. Ông viết
rất nhiều, viết từ trong nước ra hải ngoại. Tôi may mắn có được bộ Văn Học Miền
Nam (7 cuốn) do ông soạn. Chỉ bộ sách này cũng đủ để tên ông lưu danh hậu thế.
Thursday, April 23, 2015
Nhân đọc từ “giải phóng”, nhớ chuyện xưa …
Đó là
chuyện gần 40 năm về trước, khi “phe thắng cuộc” mới vào tiếp nhận và quản lí
miền Nam. Có rất nhiều chuyện cười ra nước mắt thời đó, và những chuyện đó tự nó
chất vấn hai chữ “giải phóng”, và đặt câu hỏi chính đáng “ai giải phóng ai”. Câu
chuyện của tôi liên quan đến một anh bạn bên phía "thắng cuộc".
Về “Lời tự sự của thi sĩ Hữu Loan” bị ... sửa
Mới
đọc bài dưới đây và thấy tác giả có một phát hiện rất thú vị: bài báo viết về
thi sĩ Hữu Loan trên Petrotimes bị sửa khá nhiều câu chữ so với bài đăng trên
trang blog này mấy năm trước. Những phát ngôn mạnh của thi sĩ Hữu Loan hoặc là
bị sửa hoặc là bị cắt bỏ. Thật ra, tôi rất thông cảm và hiểu tại sao tác giả
bài báo phải sửa lời của thi sĩ Hữu Loan (chứ nếu để nguyên lời thì sao đăng
báo được). Đây cũng là một chứng từ (trong rất nhiều chứng từ) cho sự lệch lạc
của "báo chí chính thống" vậy. NVT
Tuesday, April 21, 2015
Đánh giá ứng viên trong học thuật
Trời!
Sáng ra vào fb thì thấy quá nhiều ý kiến và khen. Trong tất cả các note tôi viết
và chia xẻ trên fb từ trước đến nay, có lẽ cái note ngày hôm qua được nhiều bạn
chào đón nhất. Rất cám ơn các bạn đã cho ý kiến về một trường hợp tôi nghĩ rất
là thật sự xuất sắc. Tôi thông cảm cho một vài bạn tỏ ra nghi ngờ về thành tích
khoa học của em này quá siêu (1). Nhưng ở đâu thì tôi không rõ, chứ ở Úc, nơi các
em lớn lên trong môi trường mà sự thành thật tri thức được đặt lên hàng đầu,
tôi ít khi nào đặt chuyện thật hay giả dối thành vấn đề. Tôi có con lớn lên ở
đây và biết chúng được huấn luyện trong nhà trường như thế nào, không giống như
vài trẻ em ở VN, trẻ con ở đây xem nói dối là một trọng tội. Có bạn hỏi kinh
nghiệm của tôi trong việc đánh giá một ứng viên như thế nào. Đây là câu hỏi có
khi quan trọng, nên nhân dịp này tôi muốn chia xẻ vài kinh nghiệm rất cá nhân …
Monday, April 20, 2015
Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN về Toán học?
Đó
là tựa đề của một bài báo (1) trên Vietnamnet. Nhưng tôi hơi nghi ngờ về tựa đề
đó, vì trước đây tôi từng tiêu ra thì giờ để tìm hiểu tình hình công bố ngành
toán học ở VN thì thấy VN đứng sau Singapore, Mã Lai Á, và Thái Lan trong các
nước thuộc khối ASEAN. Mới thấy trên trang fb của Hien Huynh (2) cũng có trình
bày dữ liệu cho thấy toán học VN hiện đang đứng sau Thái Lan, Mã Lai, và
Singapore. Hôm nay, tôi quay lại câu hỏi, nhưng lần này tôi dùng dữ liệu ISI thì
thấy quả thật cái tựa đề trên không đúng.
Sunday, April 19, 2015
Một "truth denier" của Việt Nam
Các bạn phải chuẩn
bị tinh thần! Phải bình tĩnh để đọc phát ngôn sau đây: "Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam
không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước
Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc. […]Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi
nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. […]
Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy" (1). Nếu
có thì giờ, nên nghe cái tape phỏng vấn và những phát biểu của ông thì sẽ rõ
hơn, nhưng ý chính là như trích dẫn trên.
Saturday, April 18, 2015
Bàn về [lạm dụng] danh xưng
Tôi
hiểu. Ở Việt Nam, danh xưng đã trở thành một vấn nạn. Vấn nạn cấp quốc gia. Hầu
như bất cứ ai cũng cố gắng làm tất cả có thể để có một danh xưng, kiểu như [mượn
lời của cụ Nguyễn Công Trứ] “phải có danh gì với núi sông”. Người có quyền thế
thì dùng chức danh trước tên họ. Người có bằng đại học thì dùng bằng cấp trước
tên. Người có chức danh khoa học cũng ham dùng tên “học hàm” trước tên. Có nhiều
trường hợp, người chức danh và danh xưng còn dài hơn cái tên của đương sự! Chưa
có một đất nước nào mà quái đản như ở Việt Nam, nơi mà người ta viết những bằng cấp kiểu như “TS BS” trước tên mình! Những danh xưng ngộ nghĩnh như thế khi dịch
sang tiếng Anh trở thành một sự xấu hổ mang tầm quốc gia.
Friday, April 17, 2015
Đăng kí "bản quyền" phát biểu của cụ Hồ
Các
quan chức giáo dục và ngoại giao Việt Nam đang xúc tiến "đăng ký bản quyền"
một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục (1). Thoạt đầu mới đọc qua cái
tựa đề thì tôi thấy hay. Tại sao không đăng kí bản quyền nếu câu nói là một
đóng góp vào trí khôn của nhân loại? Nhưng đọc kĩ bài báo và tìm hiểu thì tôi bắt
đầu phân vân và tự hỏi không biết đăng kí như thế có phải là một ý tưởng hay …
Wednesday, April 15, 2015
Minh oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu
Thế
là cuối cùng thì ông Nguyễn Văn Thiệu cũng đã được giải oan. Số vàng (16 tấn)
ông để lại Việt Nam, nhưng chính quyền mới thì đem bán số vàng đó. Vậy mà bao
nhiêu năm qua, người ta tuyên truyền rằng ông cựu tổng thống VNCH đem 16 tấn
vàng ra nước ngoài! Sự việc nói lên một lần nữa rằng những tuyên truyền dối trá
rồi cũng sẽ có ngày được chứng minh là dối trá.
Labels:
16 tấn vàng,
nguyễn văn thiệu,
việt nam cộng hoà
Tuesday, April 14, 2015
Academic narcissism
Nhân
dịp thấy có người hỏi tôi về giải thưởng “Who is Who” làm tôi nhớ đến
một bài tôi viết cho Thời báo Kinh tế Sài
Gòn có lẽ hơn 10 năm trước. Thời đó, rất nhiều báo chí VN phấn khởi đưa tin
rằng có một vị giáo sư ở Hà Nội được bầu làm một trong những bộ óc vĩ đại của
thế kỉ 20, và thế là có người hỏi tôi thực hư ra sao. Tôi giải thích trong bài
đó rằng những danh xưng như “Who is Who”, “Viện sĩ Viện hàn lâm New York”, v.v.
là những thương vụ làm tiền của các công ti Mĩ. Các công ti này rất thành công
trong việc bán những danh xưng như thế cho những người thích trang trí lí lịch
khoa học. Nhưng họ không biết rằng giới khoa học thứ thiệt nhìn những CV như thế
thì họ chỉ cười mỉm (cho sự ngây thơ của đương sự).
Sunday, April 12, 2015
Một cõi đi về …
Mượn
tựa đề của một bài hát của Trịnh Công Sơn để mô tả cảm giác của tôi về sự “qui cố
hương” của Đại tá Lê Bá Hùng. Thật ra, nói “qui cố hương” là không đúng; anh ta
chỉ viếng thăm chính thức thôi. Ngày rời quê mẹ là một cậu bé 5 tuổi, ngày trở
về là một đại tá, chỉ huy cả hai chiếm hạm thuộc loại hiện đại nhất của hải
quân Mĩ. Sự trở về của anh ta, một lần nữa, minh chứng cho câu nói bất hủ của
ông Phạm Văn Đồng … quá đáng. (Ông trả lời báo chí Tây và nói rằng những người
vượt biên là “thành phần đĩ điếm, xì ke,
trộm cướp chạy theo tàn dư Mỹ Nguỵ”).
Friday, April 10, 2015
Minh bạch trong khoa học
Nói
đến khoa học Việt Nam thì nhiều người xem đó là "câu chuyện buồn".
Nhà nước chi khá nhiều tiền (hàng nửa tỉ USD mỗi năm) cho khoa học, nhưng sản
phẩm thì chẳng thấy đâu. Đành rằng có nhiều loại "sản phẩm" cần thời
gian, nhưng 20 năm hay 30 năm mà vẫn chẳng ra ngô khoai thì phải xem lại cái
"đành rằng" đó. Một hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam, gần như là một
qui luật, là nhà khoa học thích nhận tiền của Nhà nước nhưng họ không có công bố
sản phẩm làm ra. Còn Nhà nước thì chỉ làm "nghiệm thu" rồi đâu vào
đó, chẳng làm thay đổi gì cả. Hệ quả là số ấn phẩm khoa học VN thua xa các nước
như Singapore, Thái Lan, Mã Lai, v.v. Thua cả 20-30 năm. Nhiều người làm khoa học
không cảm thấy mắc cỡ, và người tài trợ cũng chẳng thấy xấu hổ trước hiện trạng
đó.
Thursday, April 9, 2015
Cầu sao bản đồ Việt Nam ít màu đỏ
Đó
là ước mong của tác giả Danh Đức trong một bài báo trên Thời báo Kinh tế Sài
Gòn (1). Số là Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank) vừa mới công bố một công
trình phân tích về tỉ lệ người nghèo ở VN và họ thể bằng một bản đồ. Tỉnh nào
có tỉ lệ cao càng cao thì màu càng … đỏ. Màu đỏ, như chúng ta biết, là màu của
sự nguy hiểm, của sự cuồng nhiệt, nhưng cũng màu báo động. Do đó, tỉ lệ nghèo
càng cao thì càng báo động. Vậy, câu hỏi đặt ra là ở VN có bao nhiêu người
nghèo?
Wednesday, April 8, 2015
Phát minh của người Việt khiến thế giới 'ngả mũ'?
Báo
chí Việt Nam, chẳng biết từ bao giờ, quen thói ca ngợi một cách quá đáng. Có
khi một giải thưởng bình thường, thậm chí cấp trung học, mà cũng tốn biết bao
giấy mực suốt năm này sang năm khác. Việc làm đó làm cho đương sự nếu là người
biết điều thì cảm thấy ngượng ngùng, còn người không biết điều thì tưởng mình
là rất vĩ đại. Lại có những "người trẻ nhất", "người lớn tuổi nhất",
"người Việt Nam đầu tiên" nghe hết sức … trẻ con. Trong dòng viết đó,
đọc bài này (1), nếu không chú ý đến chi tiết, thì rất dễ bị hiểu lầm về sự tài
giỏi của người Việt. Trong 4 phát minh mà bài báo này đề cập đến, tôi thấy có 2
phát minh không phải là của người Việt.
Tuesday, April 7, 2015
Một phát hiện hay: Sách Hồng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn
Tác giả Đỗ Quý Toàn có một phát hiện thú vị:
đó là tủ Sách Hồng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Mê những tác phẩm của nhóm TLVĐ từ
lúc còn bậc đệ thất, vậy mà đây là lần đầu tiên tôi nghe/biết đến tủ sách này!
Cũng đúng thôi, bởi vì nhiều nhà phê bình văn học không hề nhắc đến loại sách
này, hay có nhắc đến thì cũng chỉ qua loa, và thế là chẳng bao nhiêu người nghe
đến tủ Sách Hồng. Đây là loại sách dành mang tính giáo dục cách sống và đạo đức
xã hội cho thanh thiếu niên. Cái hay của nhóm chủ trương là họ tìm tòi trong
kho tàng truyện cổ tích dân gian, rồi sáng tác thành tiểu thuyết với văn phong
mới, trong sáng, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Linh mục Thanh Lãng viết "Các nhà văn thi nhau mà lục lọi tìm tòi
trong di sản cũ những truyện biến ngôn, những truyện hoang đường để mặc cho
chúng những bộ áo mới duyên dáng và thi vị hơn." Đọc qua những điểm sách
thì tôi thấy tủ sách này rất cần thiết trong thời đại ngày nay.
Sunday, April 5, 2015
Phiếm: Nightingale = đêm đầy bão
Đó là
cách dịch theo kiểu chiết tự của một bài trên báo Tuổi Trẻ (1). Tác giả giải thích rằng "khi tìm tư liệu về Bạch
Long Vĩ, chúng tôi biết rằng hòn đảo này còn được gọi bằng cái tên tiếng Anh
theo nghĩa không hay là Nightingale (night in gale: 'đêm đầy bão')". Ôi,
thật là hài hước!
Saturday, April 4, 2015
"Định cư" và "tị nạn": trường hợp Kim Phúc
Sắp đến
ngày 30/4 báo chí VN đang đi tìm những nhân vật lừng danh một thời. Báo Người
đô thị có phóng sự ảnh về Phan Thị Kim Phúc, nhưng có một thông tin tôi thấy
không đúng và có thể làm người đọc hiểu sai vấn đề. Trong ảnh, phóng viên chú
thích rằng "Kim Phúc cùng con trai
và chồng (phía sau). Năm 1992, trong chuyến nghỉ trăng mật ở Moscow, Nga sau
khi kết hôn, vợ chồng Kim Phúc xin định cư tại Ajax, Ontario, Canada."
(1) Sự thật thì không phải như thế; sự thật là Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị tại Canada.
Friday, April 3, 2015
VN còn ăn xin đến bao giờ?
Thật
ra, đó là câu hỏi của người đại diện JICA (Quĩ Hợp tác Quốc tế của Nhật) dành
cho phía Việt Nam trong cuộc họp báo hai ngày trước ở VN (1). Điều vui vui là
phóng viên đặt câu hỏi rằng Quốc hội VN về tài trợ của Nhật có ràng buộc (như
phải thông qua hay dùng nhà thầu Nhật), ông đại diện nói rất thẳng là “Tôi nghĩ đến câu chuyện Việt Nam lúc nào
không cần ODA nữa. Đến nay Việt Nam đã nhận ODA 20 năm. Bao giờ Việt Nam không
cần cần nữa? 10 năm hay 20 năm nữa?" Có thể hiểu câu đó một cách nôm
na là: các anh còn ăn xin đến chừng nào nữa, 10 năm hay 20 năm? Đã ăn xin mà
còn cao giọng đòi hỏi! Phải nói rằng đó là một lời bình rất thật, hơi trịch thượng,
và có thể làm cho người có tự trọng cảm thấy rất nhục.
Thursday, April 2, 2015
Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam
Vài dòng bình luận: Thấy
trên Dân Luận bức thư của ông Lý Quang Diệu gửi cho bà Margaret Thatcher (cựu
Thủ tướng Anh) về "thuyền nhân" Việt Nam. Bối cảnh ra đời của lá thư là
vào lúc mà làn sóng người Việt bất chấp hiểm nguy vượt biển tìm tự do làm xúc động
cả thế giới. Trong đó có một chiếc tàu tị nạn được tàu hàng Roachbank của Anh cứu
vớt và định đưa đi Đài Loan. Bà Thatcher nhờ ông Lý gây áp lực đến Đài Loan nhận
người tị nạn. Ông Lý trả lời bà Thatcher trong một lá thư, mà trong đó có đoạn
ông chỉ ra rằng cội nguồn của làn sóng tị nạn là … Chính phủ VN. Trong thư, ông
LQD có viết về giới lãnh đạo VN như là những người vô cảm, không có lòng nhân,
sẵn sàng đẩy dân mình ra biển để kiếm tiền:
Subscribe to:
Posts (Atom)