Tôi
mới đọc một bài báo hết sức thú vị về tình trạng lạm phát tác giả công trình
khoa học. Chuyện khó tin nhưng có thật: Một công trình vật lí được công bố trên
tập san Physical Review Letters có đến 5154 tác giả! Đây có lẽ là một kỉ lục mà
chưa công trình nào có nhiều "sư sãi" như thế. Sự việc còn đặt ra vấn
đề đánh giá công trạng trong khoa học trong thời đại toàn cầu hoá ...
Wednesday, September 30, 2015
Tuesday, September 29, 2015
Tài trợ khoa học: công bằng và khoa học
Dạo một vòng TT tôi mới phát hiện bài của ...
tôi. Số là nhân câu chuyện một anh kĩ sư được Thủ tướng phê chuẩn 1 triệu USD để
làm kính cho người mù, tôi có ý bàn một chuyện lớn hơn: tài trợ cho nghiên cứu
khoa học sao cho công bằng. Đây là một vấn đề rất quan trọng bên nhà, nhưng tôi
nghĩ khó có lối thoát trong vòng 2-3 thập niên tới.
Vượt Thái Lan chỉ số đổi mới toàn cầu: Đừng tự mãn!
Đây là một trao đổi ngắn giữa phóng viên báo ĐV và tôi
xung quanh thông tin mới đây về năng suất khoa học của vài đại học Việt Nam. Bài phỏng vấn bàn về mô hình hoạt động khoa học sao cho có hiệu quả, và tôi có dịp thổ lộ một chút suy nghĩ ...
Sunday, September 27, 2015
Có đóng góp của người Việt
Nhìn
bảng xếp hạng đại học toàn cầu của QS, và sự tăng hạng của các đại học của Hàn
Quốc, Singapore, và sự trống vắng của các đại học Việt Nam, bất cứ ai quan tâm
đến vấn đề cũng có chút ... chạnh lòng. Tôi nghĩ người Việt chúng ta đã đóng
góp một phần cho sự thăng tiến của các đại học 2 nước về kể.
Saturday, September 26, 2015
Thấy gì từ bảng xếp hạng đại học QS 2015?
Sáng
nay tôi đọc bảng xếp hạng đại học của QS mới công bố (1), và có hứng làm một
bài tập về phân tích bằng biểu đồ (cũng là học R luôn). Vì tôi có dữ liệu của
năm 2011, nên có một kết quả thú vị. Câu hỏi tôi đặt ra là các đại học đã biến
chuyển ra sao trong bảng xếp hạng "Top 100" trong thời gian 5 năm
qua. Kết quả sẽ làm các bạn sẽ ngạc nhiên một cách thích thú ...
Friday, September 25, 2015
Phạm huý danh xưng "Giáo sư"?
Trưa
nay, nhận được email của một đồng nghiệp từ Đại học Tây Úc (University of
Western Australia - UWA), tôi thấy anh ấy kí tên với chức danh mới là
"Professor of Medicine", tôi bèn viết email chúc mừng bạn được thăng
chức, vì trước đây anh ấy là Associate Professor. Thế nhưng, không đầy 5 phút
sau, anh ấy trả lời là có thăng chức gì đâu, tất cả chỉ vì UWA mới thay đổi hệ
thống tên gọi chức danh giáo sư, và thế là anh ấy được "thăng" một bậc.
Và, tôi có cảm hứng chia sẻ cùng các bạn vài cảm nghĩ về danh xưng ...
Labels:
chức danh giáo sư,
Đại học Tây Úc,
Phạm huý giáo sư
Thursday, September 24, 2015
Giáo sư là gì, ai là giáo sư?
Những thảo luận chung quanh việc
Trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ trương bổ nhiệm giáo sư dẫn đến tranh luận về ý
nghĩa của chữ “giáo sư”. Nhưng hình như chưa có ai lí giải thế nào là một giáo
sư. Lí giải được câu hỏi này sẽ giúp cho sự hiểu biết về chức danh giáo sư tốt
hơn. Trong bài này, tôi sẽ "ôn cố tri tân" để giải thích những thành
tố nào làm nên một giáo sư. Bài này lấy ý tưởng từ một bài của Philip Knox và
trang Wikipedia viết về sự nghiệp của Socrates, và tôi diễn giải lại theo ý
nghĩa hiện đại của chức danh "giáo sư".
Wednesday, September 23, 2015
Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ "nằm vùng"
Bài viết dưới đây của Gs Nguyễn
Đức Dân (mà ông chỉ tự gọi là “Nhà giáo”) có thể đụng chạm đến rất nhiều người.
Ông kêu gọi phải “đào thải” những người mà ông gọi là “giáo sư, tiến sĩ nằm
vùng”, tức là những người có chức danh “giáo sư” do HĐCDNN phong mà không giảng
dạy và không làm nghiên cứu. Như hôm trước tôi có đưa con số thống kê là từ
1976 đến nay, VN đã phong chức danh GS/PGS cho khoảng 11000 người; nhưng hiện
nay số người giảng dạy và nghiên cứu trong các đại học và viện nghiên cứu chỉ
4100. Như vậy đa số của phần còn lại là “giáo sư nằm vùng”.
Hội nhập khái niệm giáo sư
Xin
giới thiệu một ý kiến rất vui và hay của Gs Nguyễn Ngọc Lanh. Tôi cũng nghĩ
giống Gs Lanh, là việc bổ nhiệm giáo sư theo đúng qui trình mà các đại học Mĩ
làm là một hình thức hội nhập quốc tế. Tôi vẫn nghĩ tính "chính danh"
(nhấn mạnh trong ngoặc kép) của một giáo sư là qua qui trình minh bạch và bộ
tiêu chuẩn khoa học. Khi nói "khoa học", tôi muốn nói đến những
nghiên cứu trong quá khứ về tiêu chuẩn đề bạt chức danh giáo sư ở nước ngoài. Còn
cách "tiến phong" giáo sư theo kiểu Nhà nước làm hiện nay thì tôi e
rằng không đáp ứng tính minh bạch và khoa học. Nỗ lực cải cách của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là nhằm đáp ứng hai tiêu chí đó.
NVT
Tuesday, September 22, 2015
Có nên giao quyền tự chủ bổ nhiệm giáo sư?
Cuối
cùng thì cũng có một tiếng nói công minh. Xin giới thiệu bài của hai tác giả Phạm
Thị Ly và Trần Thanh Dũng trên nld.com.vn hôm nay. Đây là một trong những tiếng
nói hiếm hoi trước việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề nghị bổ nhiệm giáo sư. Tôi
hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả là nên xem xét qui trình minh bạch
và tiêu chuẩn tốt:
Monday, September 21, 2015
Doanh nhân có thể làm hiệu trưởng đại học?
Trong
thời gian gần đây, có một trào lưu rất đáng chú ý là các tổng giám đốc doanh
nghiệp và chính khách được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đại học. Đây là một sự
"đột phá" trong giới khoa bảng, vì theo truyền thống các đại học thường
được điều hành bởi giới khoa bảng, thường với chức danh "giáo sư". Do
đó, câu hỏi đặt ra là giới business (tạm gọi là "doanh nhân") có thể
trở thành hiệu trưởng tốt của đại học?
Thử giải đáp những ngộ nhận về đại học bổ nhiệm giáo sư
Về việc
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) bổ nhiệm giáo sư, và theo dõi báo chí trong vài
ngày qua, tôi thấy có vài ngộ nhận cần phải giải toả. Bên cạnh đó, còn vài thắc
mắc cũng cần được giải đáp thoả đáng. Tôi lại thử tưởng tượng trả lời như sau:
Saturday, September 19, 2015
Qui trình bổ nhiệm giáo sư ở Úc
Theo
dõi thông tin chung quanh câu chuyện trường đại học bổ nhiệm giáo sư, tôi thấy
có khá nhiều thông tin nhiễu. Điều đáng nói là những người cho rằng họ am hiểu
cách bổ nhiệm giáo sư ở nước ngoài! Tôi trình bày trên VNexpress.net về cách mà ở Úc này họ làm để mọi người
rõ hơn về qui trình.
Loạn giáo sư?
Liên
quan đến việc Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đòi quyền bổ nhiệm giáo sư, một
số người trong giới khoa bảng tỏ ra băn khoăn là nếu các trường đại học có quyền
đó thì sẽ dẫn đến tình trạng loạn giáo sư. Tôi nghĩ đây là một quan tâm chính
đáng, nhưng có thể quản lí.
Friday, September 18, 2015
Trường tự phong PGS, GS: Đừng nghi ngại, nên khuyến khích
Lại
nói chuyện bổ nhiệm GS! Đây là một trò chuyện giữa tôi và phóng viên báo Đất Việt
chung quanh những câu hỏi về trường đại học bổ nhiệm giáo sư. Như tôi nói, vấn
đề là qui trình cho tốt và tiêu chuẩn khách quan, thì trường nào cũng làm được.
Nên giải tán cái Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đi, vì trong thời đại mới,
cái hội đồng đó không cần thiết nữa.
Thursday, September 17, 2015
Hết khác thường để giáo sư Việt ra quốc tế không lép vế
Xin giới thiệu một vài ý kiến của tôi
chung quanh câu hỏi có nên giao quyền bổ nhiệm giáo sư cho đại học hay không. Tôi
nghĩ là nên. Trong bài này tôi lí giải tại sao nên để cho trường đại học bổ
nhiệm giáo sư, và Bộ GDĐT chỉ cần quản lí qui trình là đủ. Bài đã đăng trên Tuần Việt Nam, và tựa đề do ban biên tập
đặt (họ nói đặt tựa đề cho "mềm mại" hơn).
Labels:
chức danh giáo sư,
Đại học Tôn Đức Thắng,
tự chủ
Tuesday, September 15, 2015
Hỏi và đáp (tưởng tượng) về đại học bổ nhiệm giáo sư
Thế
là sáng kiến của ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) trong việc tự chủ bổ nhiệm giáo sư (1)
đang gây ra tranh cãi (2,3). Tôi nghĩ có tranh luận về việc bổ nhiệm chức vụ
giáo sư là rất tốt, vì để cho công chúng biết được sự dị thường của hệ thống hiện
hành dưới chế độ Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐNN). Đọc qua vài phản ứng
của những người phản đối sáng kiến của TDTU tôi nảy ra ý định làm một cuộc hỏi
& đáp ngắn để đóng góp vào cuộc tranh luận.
Monday, September 14, 2015
Úc có thủ tướng mới: Malcolm Turnbull
Thi
thoảng, chính trường Úc cũng có chuyện hay. Chuyện hay lần này là ông Malcolm
Turnbull mới làm một cuộc "đảo chính" [đương kim thủ tướng] Tony
Abbott, và trở thành Thủ tướng thứ 29 của Úc (hôm nay 15/9/2015). Giữa hai ông này, Abbott và
Turnbull, tôi ủng hộ ông Turnbull hơn.
Sunday, September 13, 2015
Thân phận của những "rùa biển" Việt Nam
Ở nước ta đang xảy ra một tình trạng trớ trêu: Các đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học lúc nào cũng nói rằng họ cần nhân tài, nhưng nhân tài từ nước ngoài về nước (gọi là "rùa biển") lại không được trọng dụng. Theo tôi, Việt Nam cần phải tạo ra một môi trường học thuật tự do và thân thiện thì mới có khả năng thu hút nhân tài từ nước ngoài.
VN nên ưu tiên cho khoa học nào?
Hôm
trước về VN, tôi có cơ duyên dự một buổi họp mặt các cộng tác viên ở báo Tuổi
Trẻ nhân dịp tờ báo kỉ niệm 40 năm tuổi. Được gặp nhiều bạn mà trước đây tôi chỉ
đọc và biết qua mặt báo. Báo TT có một cuộc phỏng vấn một ông từng đoạt giải
Nobel vật lí, và ổng nói là VN nên ưu tiên cho khoa học cơ bản. Báo hỏi tôi,
thì tôi nói việc ưu tiên cho khoa học nào phải dựa trên trình độ phát triển, và
hiện nay thì VN chưa đủ trình độ để ưu tiên cho khoa học cơ bản, mà nên tập
trung vào nghiên cứu ứng dụng. Bài này đã đăng trên Tuổi trẻ Cuối Tuần số tuần
này. Xin giới thiệu cùng các bạn vài ý kiến của tôi.
Friday, September 11, 2015
Thông báo workshop về phân tích dữ liệu
Tôi rất
hân hạnh thông báo cùng các bạn xa gần là vào cuối tháng 12 này chúng tôi sẽ tổ
chức một khoá học 2 tuần về phân tích dữ liệu dùng ngôn ngữ R tại Trường ĐH Tôn
Đức Thắng. TS Trần Sơn Thạch, tôi, và vài giảng viên khác sẽ phụ trách hướng dẫn
các học viên. Đây là một workshop khá dài ngày, nên chúng tôi chỉ tổ chức 1-2 lần
mỗi năm.
Thursday, September 10, 2015
Những ghi chép trên đường về miền Tây II
Trong
chuyến về quê vừa rồi, tôi có may mắn được đi đây đi đó, và có vài trải nghiệm
thực tế rất thú vị. Trong cái note này, tôi cố nhớ lại những trải nghiệm về …
ăn uống bên nhà, trước là mua vui, sau là chia sẻ cùng các bạn nào có dịp về
quê để tìm đến những địa điểm hay hay …
Những ghi chép trên đường về miền Tây I
Cũng khá lâu rồi tôi mới
có dịp đi về miền Tây bằng xe hơi. Từ Sài Gòn, băng qua Long An, Tiền Giang,
Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, và cuối cùng là Kiên Giang. Con đường chỉ có
265 km, nhưng tốn đến 6 tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi cố gắng nhớ lại những nơi hay
những khoảnh khắc đẹp mình đã đi qua trong thời gian ngắn đó.
Subscribe to:
Posts (Atom)