Tập san Nature mới vừa
"trình làng" một bảng xếp hạng các trường đại học và quốc gia về nghiên
cứu khoa học, gọi là Nature Index (1). Việt Nam đứng hạng 57 trên 163 quốc
gia. Trong Việt Nam, ĐH Tôn Đức Thắng đứng hạng 2, sau Viện hàn lâm khoa học.
Nature Index là một bảng xếp hạng dựa trên phân tích
ấn phẩm khoa học (bibliometrics). Nhưng họ chỉ chọn các tập san hàng đầu trong
khoa học tự nhiên (2). Một điều ngạc nhiên là họ không chọn các tập san lừng
danh như NEJM, JAMA, Ann Int Med, JCI, v.v. Họ dựa trên 3 chỉ số sau đây: số bài báo khoa học (gọi là Article Count), số bài báo sau khi đã
hiệu chỉnh (Fractional Count), và trọng số bài báo (Weighted Fractional Count –
WFC). Cách họ đếm như sau:
1. Article Count (AC) thì chỉ đơn
giản là số bài báo khoa học công bố, nhưng chỉ tính trên những tập san có ảnh
hưởng cao mà thôi. Họ dùng chữ “highly selective journals” nhưng không nói tập
san nào. Nếu một bài báo có tác giả của 3 nước [ví dụ như] Việt Nam, Mĩ, và Úc,
thì mỗi nước được tính 1 bài!
2. Fractional Count (FC) là số bài
báo của một nước sau khi đã điều chỉnh cho mức độ đóng góp của mỗi nước cho bài
báo. Cách họ định lượng đóng góp cũng đơn giản: nếu bài báo có 10 tác giả, thì
mỗi tác giả có 1/10 điểm. Từ đó, họ cộng điểm hiệu chỉnh cho mỗi nước.
3. Weighted fractional
count (WFC) cũng là số bài báo FC nhưng sau khi đã hiệu chỉnh cho các
bài báo thuộc lĩnh vực astronomy và astrophysics, vì chỉ 4 tập san trong 2 lĩnh
vực này công bố khoảng 50% tất cả các bài báo trong chuyên ngành! Như vậy, có
thể nói đếm dựa trên WFC là khách quan nhất.
Danh sách 100 nước hàng đầu tôi trình bày lại bằng biểu đồ sau đây:
Năm nay (2017), Việt
Nam công bố được 52 bài trên các tập san hàng đầu, nhưng phn lớn chỉ là
"ăn theo", nên tính WFC thì chỉ còn tương đương 8 bài. Với con số
này, Việt Nam đứng hạng 57 trên 163 nước. Thái Lan có 184 bài, và WFC 22.33 (hạng 46), cao gần 3 lần so với Việt Nam. Riêng trong nước thì có 10
trường/viện hàng đầu như sau:
1. Viện hàn lâm khoa học
2. ĐH Tôn Đức Thắng
3. ĐH Quốc gia HCM
4. ĐH Sư phạm HCM
5. ĐH Mỏ - Địa chất Hà
Nội
6. ĐH Duy Tân
7. ĐH Khoa học và công
nghệ Hà Nội
8. ĐH Vinh
9. ĐH Y Dược TPHCM
10. ĐH Cần Thơ
Nếu lấy mối liên quan
giữa WFC và AC làm mối liên quan chuẩn, chúng ta có thể đánh giá năng suất của
Việt Nam cao hay thấp hơn kì vọng. Biểu đồ dưới đây cho thấy Việt Nam có năng
suất thấp hơn kì vọng (và nằm trong nhóm các nước nghèo như Nam Dương, Panama,
UAE). Nhưng các nước như Tàu, Đức, Anh, Nhật, Pháp thì họ có năng suất cao hơn
giá trị kì vọng. Nói cách khác, năng lực công bố trên các tập san elite của
Việt Nam chẳng những thấp mà còn thấp hơn kì vọng, còn các nước tiên tiến thì
họ có năng lực cao hơn nhiều sao với các nước "nghèo".
Riêng Tàu là đáng nể,
chỉ đứng hạng 2 (sau Mĩ). Năm 2016 Tàu công bố được 9633 bài trên các tập san
elite, và WFC là 6443, vượt hơn giá trị kì vọng là 704. Hiểu một cách khác là
thành tích của Tàu vượt trội kì vọng 9 lần! Một cách hiểu khác nữa là nội lực
của họ cao, vì công trình của họ không có nhiều đồng tác giả người nước ngoài.
===
(1) https://www.natureindex.com/country-outputs/generate/All/global/All/weighted_score
(2) Các tập san mà Nature Index xem xét
là:
§ Advanced
Materials (952
articles)
§ American Journal of
Human Genetics (176 articles)
§ Analytical
Chemistry (1466
articles)
§ Angewandte Chemie International
Edition (2329
articles)
§ Applied Physics
Letters (2926
articles)
§ Astronomy &
Astrophysics (1763 articles)
§ Cancer Cell (95 articles)
§ Cell (315 articles)
§ Cell Host &
Microbe (101
articles)
§ Cell Metabolism (130 articles)
§ Cell Stem Cell (90 articles)
§ Chemical
Communications (2493 articles)
§ Chemical Science (663 articles)
§ Current Biology (388 articles)
§ Developmental
Cell (156
articles)
§ Earth and Planetary
Science Letters (580 articles)
§ Ecology (347 articles)
§ Ecology Letters (88 articles)
§ European Physical
Journal C (759
articles)
§ Genes &
Development (167 articles)
§ Genome Research (169 articles)
§ Geology (276 articles)
§ Immunity (139 articles)
§ Inorganic
Chemistry (1391
articles)
§ Journal of Biological
Chemistry (1846
articles)
§ Journal of Cell
Biology (192
articles)
§ Journal of Clinical
Investigation (253 articles)
§ Journal of Geophysical
Research: Atmospheres (348 articles)
§ Journal of Geophysical
Research: Oceans (450 articles)
§ Journal of Geophysical
Research: Solid Earth (244 articles)
§ Journal of High Energy
Physics (1926
articles)
§ Journal of
Neuroscience (971 articles)
§ Journal of the
American Chemical Society (2189 articles)
§ Molecular Cell (268 articles)
§ Monthly Notices of the
Royal Astronomical Society (3378 articles)
§ Nano Letters (1198 articles)
§ Nature (757 articles)
§ Nature
Biotechnology (86 articles)
§ Nature Cell
Biology (107
articles)
§ Nature Chemical
Biology (180
articles)
§ Nature Chemistry (154 articles)
§ Nature
Communications (3565 articles)
§ Nature Genetics (185 articles)
§ Nature
Geoscience (128
articles)
§ Nature
Immunology (105
articles)
§ Nature Materials (126 articles)
§ Nature Medicine (134 articles)
§ Nature Methods (132 articles)
§ Nature
Nanotechnology (128 articles)
§ Nature
Neuroscience (150 articles)
§ Nature Photonics (96 articles)
§ Nature Physics (159 articles)
§ Nature Structural
& Molecular Biology (103 articles)
§ Neuron (295 articles)
§ Organic Letters (1582 articles)
§ PLOS Biology (150 articles)
§ Physical Review
A (203
articles)
§ Physical Review
B (776
articles)
§ Physical Review
D (124
articles)
§ Physical Review
Letters (2317
articles)
§ Proceedings of the
National Academy of Sciences of the United States of America (2952 articles)
§ Proceedings of the
Royal Society B (602 articles)
§ Science (692 articles)
§ The Astrophysical
Journal (2880
articles)
§ The Astrophysical
Journal Letters (439 articles)
§ The Astrophysical
Journal Supplement (151 articles)
§ The EMBO Journal (182 articles)
§ The Journal of
Physical Chemistry Letters (787 articles)
No comments:
Post a Comment